Ngộ độc thực phẩm là một trong những vấn đề khá nổi cộm mỗi khi mùa hè đến do các đồ ăn thức uống rất đa dạng, và những người kinh doanh nhiều khi lại không để ý đến sức khỏe của người tiêu dùng mà chỉ nhằm mục đích lợi nhuận. Do đó, việc lưu ý trong ăn uống vào các dịp hè, đặc biệt là khi ăn những đồ ăn không rõ nguồn gốc là rất cần thiết
Hầu hết nguyên nhân ngộ độc thực phẩm là do nhiễm khuẩn
Vậy khi nào biết mình bị ngộ độc thực phẩm và cần phải làm gì khi bị ngộ độc thực phẩm? Cùng Websosanh tìm hiểu về bệnh lý này
Ngộ độc thực phẩm có nhiều loại, với mỗi loại đều có những biểu hiện riêng, và những hậu quả mà nó gây ra cho người bệnh cũng khác nhau, với mức độ nguy hiểm khác nhau. Cụ thể, dưới đây là những dạng ngộ độc thực phẩm thường thấy
Ngộ độc thực phẩm thông thường
Loại ngộ độc thực phẩm này thường xảy ra với những người khỏe mạnh, không bị dị ứng nhưng ăn phải những đồ ăn mất vệ sinh, ôi thiu, hoặc đã hỏng, hết hạn sử dụng. Biểu hiện của loại ngộ độc thông thường sẽ như sau:
– Người ngộ độc cảm thấy buồn nôn, và nôn mửa. Nếu có thể nôn hết những đồ ăn đã ăn thì rất tốt, nếu không nôn được , bạn nên sử dụng những biện pháp khắc nhau để người ngộ độc có thể nôn những gì đã ăn ra ngoài.
– Đau bụng, mức độ có thể là đau nhẩm, đau ít, hoặc có thể đau quặn, đau toàn bụng
– Tiêu chảy và mất nước cũng là một trong những biểu hiện thường thấy ở những người bị ngộ độc thực phẩm
– Đau đầu, sốt, chóng mặt
– Nổi các mẩn ngứa đỏ khắp người
Nhìn chung, loại ngộ độc thực phẩm thông thường này có những biểu hiện rất đa dạng, tuy nhiên thường có chung những chứng trên. Điều quan trọng khi ngộ độc là phải đưa hết các thực phẩm đã ăn uống ra ngoài cơ thể bằng các biện pháp ép nôn, hoặc rửa ruột…Tuy nhiên, với một số dạng ngộ độc thông thường như ăn phải đồ ăn đã quá hạn, hoặc đã hỏng thì thường chỉ có đau bụng nhẹ, bạn chỉ cần uống thuốc giảm đau và đi ngoài sẽ hết ngộ độc.
Ngộ độc do ăn những động vật giáp xác
Nếu những người bị dị ứng với loại thực phẩm từ các động vật giáp xác, hoặc ăn phải những thực phẩm chế biến từ loại động vật này, thì biểu hiện ngộ độc thường như sau:
– Cơ thể người ngộ độc lúc nóng lúc lạnh
– Đau đầu và ngứa ngay
– Phát ban (nổi mẩn đỏ khắp người) và đau nhức
– Đau quặn từ các cơ quan như dạ dày và ruột
Ngộ độc do ăn nấm
Nếu người ngộ độc có những biểu hiện như sau thì có lẽ họ đã bị ngộ độc do ăn phải nấm độc, nấm lạ:
– Miệng sủi bọt
– Chảy nước dãi nhiều
– Chảy nhiều mồ hôi, mồ hôi vã ra khăp người và thành những hạt lấm tấm
– Người ngộ độc có thể rơi vào trạng thái hôn mê hoặc đơn giản là chóng mặt
– Nếu tình trạng nặng hơn có thể gây nên co giật
Ngộ độ do thực phẩm bị nhiễm khuẩn
Các đồ ăn nhiễm khuẩn có thể gây nên ngộ độc khi chúng ta ăn phải. Những người bị ngộ độc do ăn phải thực phẩm bị nhiễm khuẩn thường có những biểu hiện như sau:
– Tiêu chảy
– Đau các khớp, đau nhức khắp các cơ, khiến người ngộ độc mệt mỏi
– Co thắt bụng, đau bụng quặn
– Đi ngoài nhiều và có thể đi ngoài chảy ra máu
– Mắt bị nhòe, bị mờ đục, và có thể có những triệu chứng sốt nhẹ và sốt cao li bì
– Ngoài ra, biến chứng nặng hơn có thể bị viêm màng não
Tùy từng trường hợp và biểu hiện của tình trạng ngộ độc thực phẩm mà chúng ta có những bước xử lý khác nhau. Tuy nhiên, nếu người ngộ độc gặp phải những tình trạng sau thì cần lập tức mang đi cấp cứu:
– Buồn nôn, nôn mửa, sốt hay tiêu chảy kéo dài 2 đến 3 ngày
– Tình hình không cải thiện ngay cả sau khi đã uống nhiều nước trong 2 đến 3 ngày
– Không thể uống các loại thuốc đã được kê đơn do nôn mửa
– Người ngộ độc là người đang mang thai hoặc trẻ em dưới 3 tuổi thì cũng cần ngay lập tức mang người ngộ độc đi cấp cứu
Khi có những biểu hiện ngộ độc thực phẩm, bạn cần ngay lập tức thực hiện các thao tác sau để người ngộ độc thoát khỏi nguy hiểm
+) Kích thích nôn
Ngộ độc thức ăn có nguyên nhân trực tiếp từ thực phẩm. Vì vậy, nếu người bị ngộ độc thức ăn vẫn tỉnh táo, không có dấu hiệu co giật hay mê sảng thì có thể áp dụng phương pháp kích thích nôn. Có thể tác động cơ học là lấy tay nhấn vào cuống lưỡi tạo ra phản xạ nôn. Nôn sẽ giúp người bệnh loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể, tránh để chất độc ngấm vào cơ thể.
+) Cấp nước cho cơ thể người bệnh
Ngộ độc thực phẩm thường gây triệu chứng nôn và tiêu chảy, điều này dẫn đến tình trạng mất nước và rối loạn chất điện giải. Vì vậy, nguyên tắc đầu tiên trong điều trị ngộ độc thực phẩm là đảm bảo bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể, nước vừa duy trì hàm lượng chất lỏng trong cơ thể. Mặt khác, nước sẽ giúp bài tiết các chất độc và vi khuẩn ra khỏi cơ thể, giúp người bệnh nhanh chóng hồi phục.
+) Sử dụng than hoạt tính để hấp thụ các chất độc
Đối với những người bị ngộ độc thực phẩm, than hoạt tính là “thần dược” giúp người bệnh nhanh chóng thoát khỏi triệu chứng khó chịu do ngộ độc thực phẩm. Than hoạt tính sẽ hấp thụ những chất và khí gas thừa gây hại cho lớp màng dạ dày, góp phần đẩy nhanh tốc độ hồi phục từ các cơn co rút dạ dày.
+) Cho người ngộ độc uống nước chanh
Có thể cho người bị ngộ độc thực phẩm uống nước chanh, nước chanh sẽ có tác dụng chống lại những tác động xấu của vi khuẩn gây ngộ độc. Với thuộc tính axit nước chanh có thể tiêu diệt vi khuẩn gây ra ngộ độc thực phẩm.