Trong tình hình dịch bệnh phức tạp hiện nay, các bé trong độ tuổi mầm non thành phố Hà Nội chưa được trực tiếp tới trường học. Chính vì vậy việc đánh giá tình trạng sức khỏe của trẻ hoàn toàn do cha mẹ học sinh thực hiện.
Tuy nhiên, cách tính chỉ số BMI trẻ em để đánh giá tình trạng cân nặng của trẻ không phải cha mẹ học sinh nào cũng nắm rõ. Chính vì vậy, bài viết này sẽ giúp các bậc phụ huynh tham khảo để tự tính BMI cho trẻ nhà mình.
Chỉ số BMI trẻ em có ý nghĩa gì?
BMI (Body Mass Index) là một phép tính sử dụng chiều cao và cân nặng với mục đích ước tính lượng mỡ cơ thể của một người. Đặc biệt cho trẻ em và thiếu niên, chỉ số này được chia theo tuổi và giới tính cụ thể và thường được gọi là BMI theo tuổi.
Hướng dẫn cách tính chỉ số BMI người dưới 20 tuổi
- Đầu tiên bố mẹ cần đo chiều cao và cân nặng của bé
- Sử dụng chiều cao và cân nặng vừa đó được của bé để tính chỉ số BMI theo công thức sau:
BMI = Cân nặng / Chiều cao ²
Đối với trẻ em cách tính chỉ số BMI cũng tương tự như người lớn. Tuy nhiên, thay vì để tình ngưỡng thừa cân hay thiếu cân, các nhóm chỉ số BMI cho phép so sánh các bé cùng độ tuổi và cùng giới tính với nhau.
Tình trạng
|
Khoảng phần trăm của BMI
|
Thiếu cân
|
<5%
|
Bình thường hoặc khỏe mạnh
|
Từ 5% tới 85%
|
Thừa cân ( Nguy cơ béo phì)
|
Từ 85% đến 95%
|
Béo phì
|
> 95%
|
Đối với người từ 20 tuổi trở lên, chỉ số BMI nằm dưới vùng 5th được xem là thiếu cân và trên 95th được xem là béo phì. Thì đối với người dưới 20 tuổi, chỉ số BMI từ 85th đến 95th được xem là thừa cân.
Chỉ số BMI của trẻ em thể hiện điều gì?
1. Nếu có chỉ số BMI trẻ em dưới 5%.
Sự tăng trưởng về thể chất của bé đang ở mức kém so với những bạn cùng trang lứa. Để giúp bé có thể phát triển khỏe mạnh và tăng trưởng tốt, bố mẹ cần thay đổi chế độ bổ sung dinh dưỡng cho con, Hoặc điều chỉnh các sinh hoạt để giúp trẻ hấp thu tốt nhất các chất bổ.
2. Nếu chỉ số BMI trẻ em nằm trong khoảng 5% – 85%.
Bé đang phát triển cân đối và có sức khỏe tốt. Để giúp con duy trì sự phát triển cân bằng này. Bố mẹ cần tiếp tục giữ chế độ ăn uống bổ dưỡng và hợp lý. Hãy khuyến khích con thường xuyên vận động, luyện tập để tăng sự dẻo dai, linh hoạt và sự tự tin cho con.
3. Nếu chỉ số BMI trẻ em từ 85% – 95% bé đang có nguy cơ béo phì
Nếu chỉ số BMI vượt quá 95% trẻ đã bắt đầu được sang giai đoạn bị béo phì. Một số bậc phụ huynh cho rằng trẻ mũm mĩm thừa cân ở lứa tuổi này là điều hoàn toàn bình thường, đôi khi là dễ thương. Tuy nhiên, các bạn lại không biết rằng, những điều đó có thể mang đến cho con bạn rất nhiều vấn đề về sức khỏe trong tương lai.
Khi tình trạng béo phì hoặc thừa cân kéo dài sẽ khiến bé gặp phải một số bệnh. Bên cạnh đó, nó còn khiến bé hạn chế trong việc vận động, kém linh hoạt, khó hòa nhập với môi trường, thường xuyên bị bạn bè trêu chọc. Thậm chí dễ bị các chứng trầm cảm.
Để bạn có thể hiểu rõ hơn về cách tính chỉ số BMI trẻ em, chúng ta hãy cùng theo dõi ví dụ sau:
Giả sử một bé 5 tuổi có một trẻ 5 tuổi có số cân nặng 22 kg, chiều cao là 1.1 m;
BMI của trẻ = cân nặng/(chiều cao x chiều cao) = 22/(1.1×1.1) = 18.2
Muốn biết bé đang thuộc tình trạng nào, bạn chỉ cần dựa vào biểu đồ BMI trẻ em như sau
- Đầu tiên,kẻ 1 cột (màu xanh) ở vị trí số 5 theo trục tuổi ( nằm ngang) , cột này sẽ cắt các đường cong ở 3 vị trí màu đỏ như hình vẽ;
- Chỉ số BMI của trẻ có giá trị 18.2 sẽ nằm ở vùng màu vàng (giữa số 2 và số 3) nên trẻ 5 tuổi BMI 18.2 là thừa cân, thuộc nguy cơ béo phì (thuộc khoảng phần trăm từ 85% tới 95%: điều này có nghĩa là BMI của trẻ lớn hơn của 85% trẻ nhưng vẫn nhỏ hơn 5% trẻ khác).
- Hãy áp dụng ngay cho bé yêu nhà mình để có thể chăm sóc và nuôi dưỡng con thật khỏe mạnh.