1. Cá !important;c loại rau nào giàu dinh dưỡng nhất?
Rau ngó !important;t giàu vitamin nhóm B, vitamin C, giàu đạm và beta carotene (tiền chất của vitamin A để cơ thể chuyển hoá thành vitamin A, đồng thời nó có khả năng kích thích tế bào miễn dịch, giúp cơ thể chống nhiễm khuẩn và ung thư). Súp lơ xanh giàu vitamin và khoáng chất, đặc biệt còn có axit folic là nhân tốt tham gia tích cực vào quá trình tế bào tổng hợp AND, giúp bé tăng trưởng nhanh.
Cà !important; rốt có lượng beta-carotene nhiều nhất trong các loại thực phẩm, đồng thời có nhiều vitamin B, C, D, E cùng nhiều khoáng chất khác. Bắp cải có nhiều chất béo có lợi cho não của bé, còn có vitamin A, C, K và sắt.
Rau đay chứa rất nhiều canxi, lại là !important; canxi thực vật đóng góp tích cực và việc hình thành xương của bé, ray đay cũng có nhiều chất xơ và nhớt giúp bé nhuận tràng, tránh táo bón. Cải bó xôi (rau bina hay rau chân vịt) có lượng dưỡng chất dồi dào, gồm vitamin A, vitamin K, vitamin B11, sắt và canxi.
Ngoà !important;i ra các loại rau muống, mồng tơi, rau dền, rau cải, bí đỏ, bí xanh.. đều tốt cả, mẹ nên thường xuyên đổi món để bé ăn ngon miệng.
2. Có !important; nên cho bé ăn nhiều cà rốt?
Cà !important; rốt là 1 thực phẩm bổ dưỡng. Trong cà rốt có nhiều chất đường, muối khoáng, vitamin C, beta-carotene, (tiền chất của vitamin A). Cà rốt còn là 1 vị thuốc chữa bệnh, giúp phòng và chữa thiếu máu, có tác dụng hạn chế rối loạn tiêu hoá và làm đẹp da. Chính vì những lý do này mà các mẹ tích cực cho bé ăn cà rốt.
Nhưng nếu ăn quá nhiều, cơ thể bé sẽ không chyển hoá được hết beta-carotene khiến chúng ứ đọng trong cơ thể, gây vàng mắt, vàng da, chán ăn, mệt mỏi. Trầm trọng hơn, bé có thể bị methemoglobin máu do nồng độ nitrate cao trong cà rốt, một chứng bệnh gây khó thở, tím tái, rất nguy hiểm. Bé chỉ nên ăn cà rốt tuần 2-3 lần, mỗi lần 50g.
3. Chất xơ trong rau củ quả có !important; ý nghĩa gì đối với cơ thể con?
Chất xơ là !important; chất bã thức ăn còn lại sau khi được tiêu hoá. Dù không phải là chất dinh dưỡng nhưng chất xơ lại có vai trò quan trọng trong vấn đề tiêu hoá của bé, giúp bé nhuận tràng, tránh táo bón. Nếu thường xuyên bị táo bón, bé sẽ kén ăn, chướng bụng, sút cân, mệt mỏi. Các loại rau củ có nhiều chất xơ gồm tái, quả bơ, súp lơ xanh, cải bắp, đu đủ, bí ngô, bưởi, cam…
4. Có !important; phải chỉ cho con ăn nước rau củ là đủ?
Nếu chỉ dù !important;ng nước rau nấu cháo bột cho bé, mẹ sẽ không thể tận dụng được nguồn vitamin và chất xơ có trong phần xác. Chất xơ đương nhiên không tan trong nước, còn vitamin nếu có hoà tan trong nước thì cũng với 1 lượng không đáng kể.
5. Có !important; phải cho con ăn rau có lá tốt hơn các loại củ quả?
Cá !important;c bé thường thích ăn các loại củ quả hơn vì mềm không xơ ráp. Tuy nhiên trong rau lá lại chứa nhiều loại vitamin hơn trong củ quả. Vì thế mẹ hãy tập cho bé ăn các loại rau lá, chế biến đa dạng để bé ăn ngon miệng.
6. Có !important; phải quả bơ rất tốt cho bé ăn dặm?
Đú !important;ng vậy, khi bé bắt đầu ăn dặm đã có thể ăn được bơ. Giá trinh dinh dưỡng của bơ cao, gồm chất béo không bão hoà, carbohydrate, protein, các vitamin nhóm B, C, A, kẽm, phốt pho… trong đó hàm lượng đạm rất cao, gần bằng với sữa.
Bơ cũng là một trong những loại quả giàu chất xơ giúp bé tiêu hoá tốt. Chế biến quả bơ cũng rất đơn giản, mẹ có thể dằm nhuyễn bơ với sữa cho sánh để bé ăn, hoặc đơn giản là cắt nhỏ từng miếng để bé tự ăn.
7. Bé !important; ăn giá đỗ sẽ chóng tăng cân? Bé trai không nên ăn giá đỗ?
Giá !important; đỗ cũng như các loại rau mầm thường giàu dinh dưỡng hơn rau trưởng thành khoảng 5 lần. Giá đỗ làm từ đậu xanh nhưng bổ hơn cả đậu xanh về chất và lượng, trong giá đỗ có hàm lượng đạm cao, nhiều vitamin và khoáng chất nên cho bé ăn rất tốt.
Trong giá đỗ còn có nhiều men amylaza, một men có tác dụng thuỷ phân tinh bột (cắt tinh bột thành những phân từ nhỏ) làm cho bát bột loãng hơn rất nhiều, vì vậy nếu dung nước giá đỗ sống (giá đỗ xay hoặc giã lọc lấy nước) nấu bột thì mẹ có thể tăng lượng bột khô lên 2-3 lần mà bột vẫn loãng, như vậy với cách này bé lười ăn ăn ít nhưng vẫn đủ năng lượng.
Bản thân giá đỗ không làm bé tang cân nhưng do có tác dụng làm tang độ đậm năng lượng của thức ăn, bé ăn được nhiều tinh bột hơn nên có thể tăng cân. Tuy nhiên không có nghĩa là cứ ăn giá đỗ sẽ tăng cân, vì tinh bột chỉ là một trong các chất dinh dưỡng, hơn nữa còn tuỳ thuộc vào sự hấp thu của cơ thể bé.
Có một quan niệm truyền miệng trong các mẹ rằng bé trai không nên ăn giá đỗ vì trong giá đỗ có nhiều kẽm sẽ ảnh hưởng đến sinh lý của con. Đây là một sự nhầm tưởng rất la lùng.
Trong giá đỗ có một hàm lượng kẽm nhất định nhưng không nhiều như trong thịt bò, hải sản, hơn nữa kẽm rất tốt cho cả bé trai và bé gái, việc ăn giá đỗ hay các thức ăn giàu kẽm không ảnh hưởng gì đến chức năng sinh lý của bé. Mẹ nhớ mua giá đỗ ở nơi tin cậy, giá ủ bằng phương pháp truyền thống, nếu không hãy tự làm, vì hiện nay giá đỗ bán ở chợ hay ủ bằng hoá chất, không an toàn.
8. Có !important; nên cho con ăn củ dền?
Củ dền là !important; một trong những thực vật giàu dinh dưỡng. Trong củ dền giàu vitamin A, các vitamin nhóm B, C, các loại khoáng chất canxi, magie, đồng, phốt pho, natri, sắt, cùng các vi chất như choline, axit folic, iot, mangan, natri hữu cơ, kali, ngoài ra còn có chất xơ và chất bột đường ở dạng đường tiêu hoá tự nhiên.
Hàm lượng chất sắt trong củ dền, dù không cao so với nhiều loại củ khác, nhưng có chất lượng tốt nhất nên củ dền được xem là thực phẩm bổ máu.
Vì củ dền nổi tiếng với nhiều lợi ích về sức khoẻ nên các mẹ hay nấu cháo cho bé ăn, tuy nhiên ăn quá nhiều lại không tốt. Củ dền chứa nhiều nitrate, vào cơ thể sẽ khiến hemoglobine vốn có vai trò chuyên chở oxy đến mô cơ thể biến thành chất methemoglobine không có khả năng vận chuyển oxy.
Tuỳ vào hàm lượng metheglobine mà bé có thể bị từ tím tái, chán ăn, mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt cho đến khó thở, rối loạn nhịp tim, hôn mê… Ngoài ra việc dư thừa vitamin A do ăn quá nhiều củ dền còn khiến trẻ bị vàng da, Bé mới tập ăn dặm không nên ăn củ dền. Bé đã quen ăn dặm thì cũng chỉ nên ăn 2-3 tuần/lần.
9. Có !important; nên cho con ăn măng?
Cá !important;c loại măng thông dụng đều chứa hàm lượng chất độc HCN cao có khả năng gây ngộ độc. Mặc dù măng có nhiều chất xơ nhưng thành phần dinh dưỡng kém, hàm lượng bột đường, đạm, các vitamin và khoáng chất đều thấp. Vì thế, măng là món ăn không tốt cho bé.
10. Có !important; nên cho con ăn nhân sâm?
Nhâ !important;n sâm là một món thuốc bổ rất quý, nhưng vì là thuốc nên không thể dung tuỳ tiện, nhất là cho bé. Trong nhi khoa Đông y, nếu trẻ bị còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng, suy nhược cơ thể, thì nhân sâm có thể là một thành phần trong bài thuốc giúp trẻ bồi bổ, phục hồi sức khoẻ.
Nhưng nếu dùng nhất định phải có sự khám xét, chẩn đoán và tư vấn của bác sĩ. Nếu dung sâm cho bé không theo chỉ định, bé có thể bị ngộ độc, nôn mửa, tiêu chảy, chán ăn mệt mỏi. Sâm cũng làm xáo trộn quá trình dậy thì, bé dưới 13 tuổi không nên dung. Hơn nữa, dung sâm sẽ khiến cơ thể bé lười tiết ra các kháng thể, khi ngừng dung càng dễ nhiễm bệnh, về lâu dài sẽ hạn chế sự phát triển của bé.
11. Cho con ăn hoa quả thế nà !important;o là đúng cách?
Hoa quả rất tốt cho bé !important; nhưng mẹ cần biết cho bé ăn 1 cách khoa học để tận dụng được dinh dưỡng trong hoá quả và an toàn cho bé. Khi bắt đầu ăn dặm, bé có thể uống nước ép trái cây. Sau đó mẹ hãy nghiền hoa quả cho bé. Quá 9 tháng nhiều bé đã có thể ăn hoa quả xắt nhỏ để tập nhai, có điều mẹ đừng xắt to quá kẻo bé bị hóc.
Tốt nhất cho bé ăn hoa quả vào khoảng thời gian giữa 2 bữa chính hoặc buổi chiều sau khi bé ngủ dậy. Việc ăn hoa quả tráng miệng sau bữa ăn chính chỉ tạo thêm gánh nặng cho dạ dày của bé, dinh dưỡng trong hoa quả dồn vào với bữa chính khiên bé không hấp thu được hết. Ăn hoa quả trước khi đi ngủ tối sẽ khiến bé đầy bụng khó ngủ.
Khi cho bé ăn hoa quả mẹ hãy để ý đến tình trạng sức khoẻ của bé. Ví dụ bé đang bị nóng trong thì đừngăn vỉa mà hãy ăn các món mát như chuối, cam, táo, dưa hấu. Bé bị táo bón không nên ăn hồng xieem, táo mà ăn chuối, đu đủ, bưởi, thanh long.
Đừng nghĩ hoa quả là món lành mà cho bé ăn quá nhiều vì có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hoá. Bé ăn nhiều vải, mít sẽ bị nóng. Bé ăn nhiều ổi, hồng có thể bị táo bón. Ăn nhiều chuối sẽ ghê miệng, buồn nôn. Ăn nhiều dưa hấu bị lạnh bụng. Mẹ nên cho bé ăn nhiều loại hoa quả khác nhau. Hãy chọn trái cây tươi, đúng mùa, rửa sạch, gọt vỏ, cho bé ăn để đảm bảo vệ sinh.
12. Có !important; nên cho con uống nước ép trái cây thường xuyên?
Thường xuyê !important;n cho bé uống nước ép trái cây không phải là một cách hay, vì như vậy không tận dụng được lượng chất sơ và vitamin tồn tại chủ yếu trong phần thịt của rau, củ quả. Vì thế cha mẹ nên tập ăn hoa quả cho bé, xắt miếng nhỏ để bé tập nhai. Những hoa quả có hàm lượng dinh dưỡng nhiều ở vỏ như táo có thê cho bé ăn cả vỏ sau khi ngâm nước muối diệt khuẩn.
13. Con ăn hoa quả thay rau có !important; được không?
Nhiều mẹ nghĩ nếu con khô !important;ng ăn rau thì có thể thay bằng hoa quả, vì hoa quả cũng có các vitamin và chất xơ. Nhưng hàm lượng vitamin và khoáng chất trong rau cao hơn ở hoa quả, hơn nữa rau xanh có những vitamin mà hoa quả không có. Chất xơ dồi dào trong rau giúp bé không bị táo bón.
Một số loại rau, nhất là rau gia vị còn là kháng sinh tự nhiên giúp bé chống bệnh tật. Vì thế mẹ hãy cố gắng tập cho bé ăn rau xanh, trong khi đó vẫn sử dụng hoa quả để bổ sung chất dinh dưỡng cho bé.
14. Có !important; nên dùng nước hoa quả thay nước lọc?
Dù !important; nước hoa quả giàu dinh dưỡng nhưng không thể dùng thay cho nước lọc. Việc uống quá nhiều nước hoa quả khiến trẻ có thể bị thừa calo, bị tiêu chảy, đầy hơi, đau bụng. Hãy cho bé uống cả nước lọc để cân bằng dinh dưỡng.
Hết serie bài 4 nhóm dinh dưỡng cho bé. Cố gắng tìm hiểu và nắm bắt trọng tâm nhé các mẹ thông thái! Các mẹ SHARE kiến thức này cho người cần nó nhé, vì tớ biết là còn nhiều mẹ biết thêm về các kiến thức này nhé!