Ở giai đoạn mầm non 3-5 tuổi trẻ đã bắt đầu đỡ ốm hơn. Tuy nhiên, do hệ miễn dịch chưa được hoàn thiện nên trẻ vẫn gặp rất nhiều vấn đề về sức khỏe. Cho nên, thời kỳ này bố mẹ vẫn nên có
kế hoạch chăm sóc sức khỏe cho trẻ mầm non thật tốt. Và dưới đây là những bí quyết chăm sóc sức khỏe bố mẹ cần biết để chăm nuôi con tốt.
ĐẢM BẢO CHẾ ĐỘ DINH DƯỠNG PHÙ HỢP
Dinh dưỡng luôn là yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo cho cơ thể phát triển về mọi mặt, nhất là sức khỏe. Chế độ dinh dưỡng ở độ tuổi mầm non càng phải được chú trọng để con có sức bật phát triển thể chất và trí tuệ. Trong giai đoạn này, bố mẹ cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng giúp tăng cường sức đề kháng, hoàn thiện hệ miễn dịch ngăn ngừa bệnh tật một cách tốt nhất. Bên cạnh đó là bổ sung vitamin, dưỡng chất từ các loại thực phẩm tự nhiên.
Ngoài ra, ở độ tuổi 3-5 với con học bán trú thì bố mẹ cần phải phối hợp với công tác quản lý chăm sóc sức khỏe cho trẻ trong cơ sở giáo dục mầm non theo dõi sát sao bữa ăn uống mà nhà trường cung cấp và có những kiến nghị phù hợp nếu thấy không hợp lý.
GIỮ VỆ SINH SẠCH SẼ CHO TRẺ
Việc giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ cũng là cách chăm sóc đảm bảo sức khỏe cho trẻ mầm non. Bởi bên ngoài môi trường có hàng triệu vi khuẩn, bệnh tật truyền nhiễm gây hại…mà ngay cả hệ miễn dịch của người lớn cũng có thể không chống chọi được.
Do đó, bố mẹ cần chú ý giữ vệ sinh cho con bằng cách tắm rửa thường xuyên, không cho con tiếp xúc với chỗ bẩn thỉu, nơi chứa mầm bệnh. Và thường xuyên dọn dẹp nhà cửa, đồ chơi của con, đeo khẩu trang cho con mỗi khi ra đường…
CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO TRẺ MẦM NON KHI GIAO MÙA
Trẻ trong độ tuổi mầm non hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện nên khó thích nghi với những thay đổi thất thường của thời tiết. Nhất là khi thời tiết giao mùa trẻ hay dễ mắc phải các bệnh liên quan tới đường hô hấp. Cho nên lúc này cần tăng sức kháng cho trẻ bằng nhiều cách khác nhau.
Theo các chuyên gia chăm sóc sức khỏe thì có thể tăng cường sức khỏe cho con bằng cách cho trẻ được tiếp xúc với môi trường bên ngoài sẽ ít bị ảnh hưởng bởi thời tiết hơn. Ví dụ với thời tiết nắng nóng có thể cho trẻ tiếp xúc với nắng sớm, mặc quần áo chất liệu thoáng mát, thấm hút mồ hôi để trẻ thích nghi….Còn trời lạnh hãy giúp trẻ giữa ấm cơ thể nhất là cổ và chân. Ngoài ra, không nên cho trẻ ở trong nhà suốt những ngày mùa đông, khi thời tiết ấm áp hơn, có ánh nắng thì hãy cho trẻ ra ngoài để hấp thu ánh nắng mặt trời.