1. Tiếng ồn
Ở các đô thị lớn, nguồn ô nhiễm tiếng ồn là rất lớn như: âm thanh từ các tụ điểm vui chơi giải trí, tiếng còi, động cơ xe từ hoạt động giao thông, tiếng máy sản xuất từ các khu vực sản xuất… gây tồn hại đến thính giác của trẻ. Trẻ càng nhỏ ảnh hưởng của tiếng ồn càng lớn. Lâu ngày trẻ sẽ trở nên nghễnh ngãng, không tập trung, chú ý được. Cha mẹ nên tìm các biện pháp làm giảm tiếng ồn cho trẻ như lắp cửa chống ồn, khi ra đường đeo bảo vệ tai, đưa trẻ tới những khu yên tĩnh.. để trẻ không bị ảnh hưởng xấu của tiếng ồn.
2. Sử dụng thuốc chống nôn không theo hướng dẫn gây ngộ độc
Mùa du lịch, trẻ thường được cha mẹ cho theo gia đình đi chơi xa. Việc sử dụng thuốc chống nôn là điều bình thường, nhưng thuốc chống nôn có hoạt chất Metoclopramide HCl thường dùng để chống trào ngược dạ dày, thực quản. Sử dụng thuốc chống nôn này có thể gây phản ứng ngoại tháp ở trẻ. Cha mẹ cần lưu ý xin ý kiến bác sĩ khi sử dụng sản phẩm này cho trẻ nhỏ.
3. Sử dụng thuốc cẩu thả
Việc lạm dụng thuốc ở cha mẹ cho trẻ cũng là nguyên nhân gây ra những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của trẻ. Cha mẹ nên lưu ý các lời khuyên của bác sĩ và các chuyên gia khi sử dụng thuốc cho trẻ.
4. Trẻ bị thiếu ngủ
Do sự phát triển của các phương tiện truyền thông, giải trí nên trẻ hay có thói quen ngủ muộn hơn. Việc thiếu ngủ sẽ ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ trong độ tuổi từ 5-15 tuổi. Ngoài ra, trẻ nhỏ thường thích uống nước giải khát có gas, café có chất gây rối loạn giấc ngủ. Cha mẹ nên lập thời gian biểu phù hợp cho bé, tránh không cho bé sử dụng các sản phẩm có gas, cafe để đảm bảo giấc ngủ cho trẻ.
5. Sử dụng máy vi tính, điện thoại di động nhiều
Các thiết bị số hiện nay rất thông dụng trong các gia đình, nhiều cha mẹ cho trẻ sử dụng làm công cụ giải trí cho trẻ. Trẻ chơi nhiều không vận động gây béo phì, ảnh hưởng đến thị giác, gây đau đầu, căng thẳng thần kinh. Cha mẹ nên kiểm soát thời gian chơi của trẻ, cho trẻ vận động bằng các trò chơi ngoài đời sống để trẻ phát triển toàn diện hơn.
6. Tai nạn do bất cẩn trong gia đình
Các tai nạn hay xảy ra ở trẻ như bỏng, ngã cầu thang, nuốt vật lạ… Trẻ nhỏ luôn hiếu động nên cha mẹ nên sắp xếp lại đồ đạc trong gia đình, các vật nguy hiểm với trẻ thì để ngoài tầm với của trẻ, giáo dục trẻ các đồ nguy hiểm như thế nào, cầu thang không để trơn trượt quá hoặc có biện pháp làm thấp lại.
7. Các thiết bị, đồ chơi độc hại, không đúng quy chuẩn
Cha mẹ hãy là người tiêu dùng thông minh, chọn các thiết bị học tập, đồ chơi trẻ em , các sản phẩm gia đình có nguồn gốc xuất xứ đảm bảo, thông tin rõ ràng như mua bàn ghế đúng quy cách cho trẻ, mua đồ chơi phù hợp độ tuổi.