Rác thải hiện nay đang là một vấn đề nan giải của xã hội và môi trường, phân loại rác thải tài nguồn nếu được thực hiện tốt sẽ làm giảm chi phí, tạo thuận lợi hơn cho quá trình xử lý, tái chế và làm giảm tác động tới môi trường. Chính vì vậy ngay từ lứa tuổi mầm non trẻ cũng cần phả có kiến thức về việc phân loại rác thải và hạn chế sử dụng túi nilon, đồ nhựa dùng một lần để bảo vệ môi trường.
Năm học 2022 -2023 Trường MN Hoa Hướng Dương đặc biệt quan tâm đến vấn đề dạy trẻ cách “Giữ gìn môi trường xanh sạch đẹp” và một trong nội dung đó là phân loại và tái chế rác thải nhựa và đặc biệt là ý thức hạn chế sử dụng túi nilong và các đồ dùng gây ảnh hưởng tới môi trường.
Để trẻ có thể phân loại rác thải tại nguồn hiệu quả thì giáo viên phải cung cấp kiến thức cho trẻ thật chuẩn xác, phải phân biệt các loại rác cho đúng:
- Rác hữu cơ là các loại rác thực phẩm sau khi chế biến đồ ăn như rau, củ, quả…Sau đó chúng sẽ được chế biến thành phân hữu cơ. Với mục đích sử dụng này ngay từ khi phân loại rác nên cẩn thận để phân loại chính xác.
- Rác vô cơ là các loại rác như sành sứ, gạch, xỉ than, nilong,…Đây là những lọai rác không thể sử dụng được nữa cũng không thể tái chế được mà chỉ có thể mang ra khu chôn lấp rác thải. Chính vì vậy, để chung tay bảo vệ môi trường nên hạn chế sử dụng các loại rác này. Đơn giản như khi đi chợ thay vì với từng loại thực phẩm bạn đều dùng 1 chiếc túi nilong, bạn có thể để trực tiếp chúng vào chiếc giỏ chẳng hạn hoặc sử dụng các loại túi tự phân hủy đang có trên thị trường hiện nay. Những chiếc túi nilong tưởng chừng như rất tiện lợi này chỉ bị phân hủy hết khi được chôn dưới lòng đất từ 400 – 600 năm
- Rác tái chế như giấy, kim loại, vỏ hộp…sẽ được vận chuyển đến nơi để tái chế thành các loại sản phẩm mới. Vì vậy, khi dùng xong một chai nước mắm hay chai dầu ăn đừng tiện tay vứt nó vào thùng giác, hãy gom lại để bán đồng nát vừa giúp có thêm thu nhập lại vừa bảo vệ môi trường.
Dưới đây là một số hình ảnh hoạt động của giáo viên và học sinh
Hình ảnh thực hành phân loại rác
Các hoạt động giáo dục tình yêu thiên nhiên, chung tay bảo vệ môi trường ở Trường Mầm non Hoa Hướng Dương còn được thể hiện cụ thể qua việc sử dụng nhựa tái chế để làm các loại đồ chơi, vật dụng có màu sắc, hình dáng hấp dẫn. Qua bàn tay khéo léo của các cô trò, những phế phẩm bằng nhựa đã thành chậu cây, bàn ghế, ô tô, các con vật... phục vụ cho hoạt động giáo dục trong nhà trường.
Sản phẩm được tái chế từ rác thải nhựa
Bé chăm sóc cây xanh bảo vệ môi trường
Sau khi thực hiện các hoạt động trong giờ học cũng như ngoài giờ học, nhìn chung trẻ đã biết phân loại rác và có ý thức hạn chế rác thải nhựa. Việc tổ chức các hoạt động hạn chế rác thải nhựa là một trong những hoạt động giúp học sinh hiểu, ý thức và thể hiện trách nhiệm của bản thân đối với môi trường sống. Nếu thực hiện tốt trong trường học thì ý thức bảo vệ môi trường sẽ trở thành văn hóa đẹp. Giữ gìn vệ sinh môi trường, phòng chống ô nhiễm rác thải nhựa giờ đây đã trở thành việc làm thường xuyên, thu hút đông đảo giáo viên, học sinh tham gia.
Qua những hoạt động này, các bé hình thành suy nghĩ, thói quen, hành động tích cực và tạo dựng cho mình một lối sống xanh của thế hệ công dân văn minh, hy vọng mỗi trẻ, mỗi gia đình sẽ cùng em thắp lên một tia hy vọng cho việc phục hồi môi trường sống mà cả thế giới đang chung tay, vì một tương lai tươi đẹp hơn. Vì vậy, hãy thay đổi hành vi, thói quen sử dụng túi ni lông, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần ngay hôm nay và ngay bây giờ.